Ngọc trai được ví là “nhất hậu” của làng trang sức, các loại trang sức từ ngọc trai luôn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết về các yếu tố để kiểm định chất lượng ngọc trai chưa? Ý nghĩa của loại ngọc này là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này:
Ngọc trai là gì?
Ngọc trai hay còn được gọi là Trân Châu (trong tiếng anh là Pearl) được lấy trong cơ thể các loài nguyễn thể và được dùng để làm trang sức hay sản xuất các loại mỹ phẩm. Ngọc trai nước mặn được tạo ra bởi loài hàu biển, ngọc trai nước ngọt được tạo ra bởi các loại trai nước ngọt.
Ngọc trai được hình thành khi các vật thể nhỏ (có thể là cát) lọt vào bên trong, vật thể này có vai trò là nhân của viên ngọc trai từ đó được phủ thêp các lớp xà cừ chồng lên nhau, trải qua thời gian dài (thường từ 2-4 năm) để tạo ra viên ngọc trai hoàn chỉnh.
Xà cừ là lớp chắc chắn và có màu sắc óng ánh – điều làm các viên ngọc trai trở nên đẹp và quý hiếm. Ngày nay, các công nghệ nuôi cấy ngọc trai ngày càng phát triển mang đến các loại ngọc trai có đặc tính gần như tương tự với giá thành rẻ hơn.
Các loại ngọc trai trên thế giới
Dựa vào môi trường sống, người ta chia ra làm 2 loại là ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn. Ngoài ra, còn có các loại ngọc trai khác dựa vào quy trình tạo ra ngọc trai để phân loại đó là ngọc trai tự nhiên, ngọc trai nuôi và ngọc trai giả (nhân tạo). Cụ thể:
1. Ngọc trai nước mặn
Là các loại ngọc trai được tạo ra bởi hàu bao hoặc điệp sống ở những vùng nước mặn (biển và đại dương). Ngày nay, ngọc trai nươc mặn chủ yếu ở Akoya, Tahiti, Nam Hải.
2. Ngọc trai nước ngọt
Là loại ngọc trai được tìm thấy trong các loại trai nước ngọt ở ao hồ, sông suối,… Các loại ngọc trai nước ngọt chủ yếu đến từ Trung Quốc.
3. Ngọc trai tự nhiên
Đây là loại ngọc trai được khai thác ngoài thiên nhiên, quá trình hình thành ngọc trai một cách tự nhiên và không hề có bất kỳ tác động nào từ con người. Người ta ước tính rằng, trung bình 10.000 con trai trong tự nhiên mới có thể tìm được 1 viên ngọc trai có giá trị.
Những viên ngọc trai tự nhiên có màu sắc đẹp, độ bóng cao tuy nhiên laoị mang hình dạng méo mó và không hoàn hảo. Những viên ngọc trai tự nhiên phải trải qua quá trình chế tác mới có thể sử dụng làm trang sức.
4. Ngọc trai nuôi
Quy trình nuôi cấy ngọc trai được Mikimoto (người Nhật) phát triển và mở ra một chương mới cho nhành trang sức bằng ngọc trai. Phương pháp này cho phép các nghệ nhân can thiệp và tạo ra các vật thể lọt vào bên trong và kích thích quá trình tạo ra ngọc
Trước khi ngọc trai nuôi xuất hiện vào năm 1893, tất cả ngọc trai trên thị trường đều là ngọc trai tự nhiên. Sự khác biệt đáng kể nhất giữa ngọc trai tự nhiên và được nuôi là cách các vật thể lạ lọt vào trong động vật nhuyễn thể như thế nào. Quá trình chăm sóc và thu hoạch rút ngắn thời gian để tạo ra các viên ngọc trai nhân tạo.
5. Ngọc trai giả (Ngọc trai nhân tạo)
Đây là cách tạo ra ngọc trai trong phòng thí nghiệm bằng vỏ hàu hoặc các loại nhựa tổng hợp hay thủy tinh. Nhìn chung loại này rất phổ biến và có giá thành rẻ nhất.
Ý nghĩa của ngọc trai
Vốn là loại trang sức được sử dụng từng hàng ngàn năm trước. Do đó, ngọc trai trong các nền văn hóa khác nhau mang các ý nghĩa khác nhau. Cùng Trang sức TJC tìm hiểu ý nghĩa của những viên ngọc trân châu này trong văn hóa phương Tây và phương Đông.
1. Ý nghĩa của ngọc trai trong văn hóa phương Tây
Trong thần thoại phương Tây, người ta sử dụng các loại ngọc trai để biểu trưng cho trí tuệ và khinh nghiệm. Mang đến ý nghĩa như là một vị thần hộ mệnh, thu hút may mắn.
Bên cạnh đó, đây còn là loại đá thể hiện cho lòng trung thành, tinh thần nghĩa hiệp của các chiến binh.
2. Ý nghĩa của ngọc trai trong văn hóa phương Đông
Người phương Đông sử dụng ngọc trai trong việc điều trị các chứng bệnh nam y như: kinh phong, các bệnh liên quan đến thận và hệ thần kinh. Đồng thời, tại Trung Quốc người ta còn sử dụng bột trân châu để giải độc.
Người phương Đông tin rằng, ngọc trai hấp thu các tinh hoa của trời đất, là nơi hội tụ của ngũ hành. Do đó, người đeo ngọc trai sẽ có sự cân bằng, thu hút nặng lượng tích cực và mang đến may mắn, tài lộc.
3. Ngọc trai hợp mệnh nào?
Ngọc trai là viên đá của tháng 6. Chọn trang sức ngọc trai hợp mệnh dựa trên màu sắc của viên ngọc, cụ thể:
- Mệnh Kim: Hợp với Ngọc trai màu vàng hoặc trắng.
- Mệnh Mộc: Hợp với Ngọc trai màu xanh lá hoặc đen.
- Mệnh Thủy: Hợp với Ngọc trai màu trắng.
- Mệnh Hỏa: Hợp với Ngọc trai màu hồng hoặc xanh lá cây.
- Mệnh Thổ: Hợp với Ngọc trai màu vàng hoặc hồng.
Tìm hiểu về: Cách chọn Trang Sức theo Phong Thủy
Yếu tố nào để đánh giá chất lượng ngọc trai?
Làm thế nào để đánh giá chất lượng hay định giá một viên ngọc trai? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
1. Size Ngọc trai (kích thước)
Những viên ngọc trai càng lớn càng có giá trị, ngọc trai trong tự nhiên hiếm đạt được các kích thước lớn. Các viên ngọc trai nhân tạo có kích thước lớn cũng có giá thành cao và được ưa chuộng.
2. Shape (Hình dạng)
Ngọc trai càng tròn càng khó khai thác được trong tự nhiên, kể cả là loại ngọc trai nuôi cũng khó có hình dạng tròn đều. Do đó, các viên ngọc trai càng tròn càng có giá trị. Tuy nhiên, các hình dạng khác của ngọc trai như quả lê hay bầu dục lại được đánh giá cao và được những người sưu tầm săn đón.
3. Color (Màu sắc)
Ngọc trai không chỉ có màu trắng như nhiều người nghĩ, trong tự nhiên lẫn môi trường nuôi cấy, ngọc trai có các màu sắc khác như vàng, cam, hồng, tím , xanh lá cây hay xanh lam.
3 thành phần chính tạo nên màu sắc của ngọc trai:
Body color (màu nền của ngọc trai), đây là màu chủ đạo của tổng thể viên ngọc.
Overtone (Màu bề mặt) bao gồm một hoặc nhiều lớp màu mờ nằm bên trên lớp màu bề mặt (overtone).
Orient (Màu bên trong) đây là lớp màu đuwọc tạo ra bởi lớp xà cừ, nó có màu sắn lung linh và được ví như “7 sắc cầu vòng”.
Chất lượng và giá của ngọc trai phụ thuộc vào các yếu tố như độ khan hiếm của màu, sở thích của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa hay thời trang.
4. Luster (độ bóng bề mặt)
Độ bóng bề mặt là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một viên ngọc trai. Để đánh giá độ bóng ngọc trai, người ta xếp theo các thang điểm từ Kém đến Xuất sắc. Ngọc trai có độ bóng càng cao càng có giá trị.
5. Chất lượng bề mặt
Một viên ngọc trai cáng ít vết xước trên bề mặt càng có giá trị, ngược lại viên ngọc bị trầy xước nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành.
6. Chất lượng lớp xà cừ
Lớp xà cừ quyết định đến màu sắc cũng như độ bóng của viên ngọc. Do đó, khi lớp này quá mờ sẽ khiến viên ngọc có màu sắc nhạt và độ bóng thấp.
Cách phân biệt Ngọc trai thật giả
Trên thị trường hiện nay xuất hiện các loại ngọc trai giả hoặc ngọc trai kém chất lượng được bán với giá thành bằng các loại thật. Do đó, khi mua trang sức, bạn nên kiểm tra kỹ ngọc trai thật/giả trước khi mua. Dưới đây là các mẹo phân biệt:
- Nhận biết dựa trên hình dạng: Ngọc trai thật sở hữu nhiều khuyết điểm và có hình dạng không đồng đều, không được tròn trịa. Ngược lại, các viên ngọc giả tròn trịa và hầu như không có khuyết điểm.
- Nhận biết bằng cách đặ viên ngọc lên da. Ngọc trai thật sẽ có cảm giác mát lạnh và ấm lên từ từ khi đeo. Các loại ngọc giả ấm lên nhanh chóng sau khi đeo.
- Nhận biết bằng trọng lượng: Do sở hữu khối lượng riêng và độ đặc cao, viên ngọc trai thật nặng hơn so với vẽ bề ngoài của nó. Còn những viên giả được làm chủ yếu bằng vỏ trai, nhựa hoặc thủy tinh nên sẽ nhẹ hơn so với vẽ bề ngoài.
- Các cách kiểm tra bằng việc chà xát hay dùng lửa để thử ngọc trai là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. Nếu bạn sử dụng theo các cách này có thể ảnh hưởng đến độ sáng và giá trị của viên nọgc trai. Cách tốt nhất là nên đem kiểm định tại những nơi kiểm định uy tín.
Tìm hiểu thêm về các loại đá quý khác: Đá Sapphire, Đá Ruby, Đá Ngọc Bích, Đá Hổ phách, Đá Garnet , Đá Topaz
Cách bảo quản Ngọc trai
Ngọc trai vốn có độ cứng thấp, do đó trong quá trình sử dụng rất dễ bị vỡ hgoặc trầy xước. Hãy lưu ý các cách sau để bảo quan trang sức Ngọc Trai của bạn được hoàn hảo nhất:
- Chỉ sử dụng khăn mềm để vệ sinh trang sức bằng ngọc trai của bạn sau khi đeo.
- Khi viên ngọc bị ố vàng, bạn nên sử dụng nước ấm để lau chùi.
- Không được ngâm ngọc trai lâu trong nước.
- Không mang ngọc trai khi làm việc nặng, đi bơi hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều chất hóa học.
- Khi bảo quản ngọc trai, phải đảm bảo nó được khô ráo.
- Không sử dụng nhiệt tác động lên bề mặt.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Trang sức TJC về kiến thức về ngọc trai. Hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn có được những thông tin mà mình cần. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn có một ngày tràn đây năng lượng!
Trân trọng! Trang sức TJC.
Tin tức có liên quan:
Top 17+ loại Đá Quý tại Việt Nam