Tất tần tật về Giác cắt kim cương Diamond Cut

Giác cắt kim cương

Giác cắt kim cương là một trong các yếu tố để đánh giá kim cương nằm trong tiêu chuẩn 4C do GIA – cơ quan đánh giá kim cương hàng đầu thế giới đưa ra. Đây cũng được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tính thẩm mỹ của viên kim cương. Vậy, Giác cắt kim cương là gì? Có bao nhiêu kiểu cắt kim cương phổ biến? Như thế nào là một kiểu cắt kim cương hoàn hảo? Hãy cùng Trang sức TJC tìm hiểu trong bài viết sau đây:

Giác cắt kim cương là gì?

Giác cắt (Cut) kim cương là một trong 4 yếu tố quan trọng trong tiêu chuẩn 4C do GIA đưa ra. Nó biểu thị cho tỷ lệ, sự đối xứng và độ bóng mang lại sự phản chiếu ánh sáng và từ đó tạo ra sự lấp lánh một cách quyến rũ cho viên kim cương.

Giác cắt của kim cương phải tuân thủ các tiêu như: trọng lượng của kim cương so với đường kính, độ dày của đai (ảnh hưởng đến độ bền), tính đối xứng của các mặt và chất lượng đánh bóng. Do đó đây là là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một viên kim cương, một chất lượng chế tác tệ sẽ khiến cho viên đá mất đi vẽ đẹp vốn có của nó.

Ý nghĩa của Giác cắt kim cương

Một viên kim cương có giá cắt hoàn hảo sẽ mang đến giá trị kinh tế và tính thẩm mỹ cho viên đá. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố khó có thể đánh giá nhất trong các yếu tố 4C của kim cương. Giác cắt của kim cương mang đến các ý nghĩa về:

  1. Độ sáng: Phản chiếu ánh sáng từ môi trường, tạo ra ánh sáng trắng lấp lánh cho viên kim cương.
  2. Lửa: Sự tán xạ ánh sáng trắng thành dải ánh sáng nhiều màu sắc (thường được ví như cầu vồng).
  3. Độ lấp lánh: Là sự tương phản giữa các vùng tối và vùng sáng trong các mặt của viên kim cương để tạo ra sự lấp lánh tuyệt đẹp.

>>XEM THÊM VỀ:Tiêu chuẩn 4C của kim cương

Các yếu tố đánh giá một Giác cắt kim cương hoàn hảo?

Một viên kim cương được cho là có giác cắt (Cut) hoàn hảo dựa trên các tiêu chí như sau:

1. Độ sâu của giác cắt

Độ sâu của giác cắt là vô cùng quan trọng, được đo từ mặt trên cùng đến đáy của viên kim cương. Độ sâu phải cân đối với chiều rộng của viên kim cương để mang đến sự phản chiếu ánh sáng tốt nhất.

Nếu cắt quá nông, ánh sáng sẽ thoát ra ở đáy thay vì phản chiếu lên bề mặt của viên kim cương. Ngược lại, nếu quá sâu, không chỉ ảnh hưởng đến sự phản chiếu ánh sáng mà còn khiến viên đá có vẽ như nhỏ hơn các viên có cùng trọng lượng.

Kim cương có độ sâu lý tưởng mang đến sự phản xạ ánh sáng hoàn hảo, từ đó khiến viên kim cương có vẽ ngoài rực rỡ.

Độ sâu của giác cắt
Độ sâu của giác cắt

2. Đánh bóng bề mặt

Độ bóng bề mặt sẽ giúp kim cương có độ sáng hoàn hảo. Do đó, các thợ kim hoàn sau khi tạo hình và tiến hành cắt các mặt của viên đá thì sẽ tiến hành đánh bóng bề mặt.

Kim cương có độ bóng bề mặt hoàn hảo không chỉ giúp cho ánh sáng đi vào và thoát ra một cách dễ dàng mà còn giúp tăng sự lấp lánh cho viên đá.

Độ bóng bề mặt của kim cương
Độ bóng bề mặt của kim cương

3. Đối xứng các mặt

Một viên kim cương có tất cả là 57 mặt và thợ kim hoàn phải chế tác sao đo các mặt có sự đối xứng với nhau một cách cân đối và hợp lý, đảm bảo các nguyên tắc về mặt toán học. Để từ đó ánh sáng khi đi vào sẽ thoát ra dễ dàng, tăng sự lấp lánh cho viên kim cương.

Các bộ phận cấu thành giác cắt của viên kim cương

Một viên kim cương có 7 phần chính cấu thành, ảnh hưởng đến hình dạng và độ sáng. Cụ thể như sau:

Tên gọi

Ý nghĩa

Table

Mặt lớn nhất, nằm trên cùng của viên kim cương
Crown

Là phần kéo dài từ đỉnh của mặt trên cùng đến đai (phần rộng nhất của viên kim cương)

Girdle

Giao điểm của Crown và Pavilion xác định chu vi của một viên kim cương

Diameter

Số đo từ một cạnh của viên kim cương thẳng qua mặt đối diện
Pavilion

Phần dưới cùng của viên kim cương, kéo dài từ Girdle đến culet

Culet

Mặt nhỏ nhất của viên kim cương, song song với Table

Depth

Chiều cao của viên kim cương được đo từ culet đến Table

 

Các bộ phận cấu thành giác cắt của viên kim cương
Các bộ phận cấu thành giác cắt của viên kim cương

Thang đo giác cắt kim cương

Theo hệ thống phân loại giác cắt (cut) mà GIA đưa ra, bao gồm các cấp độ như sau:

1. Excellent ( Hoàn hảo)

Là mức độ hoàn thiện của giác cắt cao nhất, theo đó các mặt đối xướng nhau một cách đồng đều và từ đó các mặt sáng/tối được biểu thị rõ rệt. tạo nên sự lấp lánh, độ rực lửa và ánh sáng một cách hoàn hảo cho viên kim cương.

Thang đo giác cắt kim cương
Thang đo giác cắt kim cương

2. Very Good (rất tốt)

Ở cấp độ này, các yếu tố như độ sáng và độ lấp lánh đều rất tốt. Song, chất lượng giác cắt, độ cân đối và các tỷ lệ chưa hoàn hảo. Điều này ảnh hưởng đến độ sáng/tối của phần đáy kim cương.

3. Good (tốt)

Những viên kim cương với giác cắt tốt (good) có độ sáng và lấp lánh tốt phả chiếu qua mặt của viên kim cương. Vẽ đẹp của những viên kim cương này nhìn chung là tốt và có giá thành thấp hơn.

4. Fair (trung bình)

Ánh sáng của những viên kim cương này hầu như bị thoát ra ở đáy, do đó chỉ mang đến một chút ánh sáng ở bề mặt, làm giảm đi độ rực lửa và lấp lánh. Bạn chỉ nên mua kim cương có giác cắt Fair (trung bình) ở trọng lượng thấp để làm những viên đá phụ.

5. Poor (kém)

Những viên Kim cương Cắt kém hầu như không có độ lấp lánh, sáng chói hay rực lửa. Ánh sáng đi vào thoát ra từ các mặt và đáy của viên kim cương.

THAM KHẢO THÊM YẾU TỐ KHÁC TRONG TIÊU CHUẨN 4C:

Các kiểu cắt kim cương phổ biến

Diamond Shape biểu thị hình dạng của các viên kim cương. Ngoài những viên kim cương hình dạng tròn thường gặp thì kim cương còn có các kiểu cắt khác nhau. Cụ thể các kiểu cắt kim cương như sau:

Các kiểu cắt kim cương phổ biến
Các kiểu cắt kim cương phổ biến

1. Round – Giác cắt tròn

Đây là giác cắt phổ biến nhất và cũng là giác cắt được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Với ưu điểm là có thể che các khuyết điểm và phù hợp với hầu hết các thiết kế.

2. Princess –  Giác cắt kim cương công chúa

Princess hay còn gọi là Giác cắt kim cương công chúa, là giác cắt được phát triển dựa trên giác cắt tròn truyền thống. Princess thường có 57 hoặc 76 mặt với đặc điểm nhận dạng là 4 góc vát, từ đó mang đến sự tán xạ ánh sáng cao.

>>BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUANKim cương giác cắt Princess (Kim Cương Vuông) là gì?

3. Emerald – Giác cắt Ngọc Lục Bảo (hình chữ nhật)

Giác cắt này vốn được “khai sinh” dành cho Ngọc Lục Bảo và dần được sử dụng rộng rãi trong chế tác kim cương. Emerald bao gồm 57 mặt là các hình chữ nhật thuôn dài được bo góc xếp chồng lên nhau tạo ra hiệu ứng bắt mắt.

>>BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN: ✅Kim cương giác cắt emerald là gì? Cách chọn Kim cương Emerald

4. Asscher – Giác cắt hình vuông xếp tầng

Asscher với đặc điểm là các hình vuông xếp tầng nhau mang đến nét đẹp tinh tế mà không kém phần sang trọng. Đây là kiểu giác cắt vô cùng được ưa chuộng hiện nay được pha trộn giữa giác cắt Emerald và giác cắt vuông.

5. Marquise – Giác cắt hình Hạt Thóc

Với hình dạng thon dài và nhọn 2 đầu liên tưởng đến hình hạt thóc. Với giác cắt này, viên kim cương có phần lớn hơn so với kích thước thực tế, ngoài ra giác cắt này mang đến sự phản chiếu ánh sáng cực kỳ tốt.

6. Pear – Giác cắt quả Lê

Loại kim cương này bao gồm một đầu nhọn và một đầu hình Oval, mang đến vẽ đẹp nhẹ nhàng mà vô cùng sang trọng. Kiểu dáng độc lạ này khiến nhiều người liên tưởng đến hình dạng của quả lê, tên gọi của nó cũng bắt nguồn từ đây.

7. Oval – Giác cắt hình bầu dục

Kim cương giác cắt Oval bao gồm 58 mặt, với hình dạng thon dài mang vẽ đẹp thanh lịch vượt thời gian. Đây là loại kim cương mang nét đẹp hiện đại kết hợp với sự hoài cổ vô cùng lạ mắt.

>>CÓ LIÊN QUAN✅Kim cương giác cắt Oval – Biểu trưng của sự Quyền Quý

8. Heart – Giác cắt Trái tim

Giác cắt kim cương Heart lấy ý tưởng từ trái tim, mang vẽ đẹp thuần khiết mà vô cùng tinh tế. Đây là giác cắt mang ý nghĩa về tình yêu và hạnh phúc, thường được sử dụng trong các nhẫn đính hôn và nhẫn cưới.

Trên đây là Tất tần tật về Giác cắt kim cương Diamond Cut của GIA, hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin mà bạn cần. Cảm ơn đã đọc bài viết trên của TJC, chúc bạn tìm được trang sức kim cương ưng ý!

Lê Ngọc
Follow me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *