Bảng độ Cứng của Đá Quý 155 loại đá tự nhiên Phổ biến nhất!

Bảng độ Cứng của Đá Quý Mohs là một yếu tố quan trọng khi mua các loại trang sức đá quý tự nhiên. Nó biểu thị độ chống chịu lực và trầy xước của viên đá. Vậy độ cứng của Đá Quý Mohs là gì? Có ý nghĩa gì? Đồng thời tham khảo bảng độ cứng của các loại đá quý trong bài viết sau của Trang sức TJC:

Thang độ cứng mohs là gì?

Thang đo độ cứng Mohs đo khả năng chống trầy xước của các loại đá quý tự nhiên. Được xếp theo thang điểm từ 1 đến 10, với 10 là điểm tuyệt đối và cứng nhất (Kim cương).

Thang độ cứng mohs do nhà khoáng vật học người Đức – Frederick Mohs đưa ra vào năm 1822. Các yếu tố để đánh giá độ cứng đc xét theo khả năng chống trầy xước. Thang điểm 1-2 được coi là mềm và trên 6 là cứng và đủ tiêu chuẩn để làm đồ trang sức.

Độ cứng Mohs của đá quý có ý nghĩa gì

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa độ cứng Mosh với khả năng chống chịu các va đập. Tuy nhiên, trong đá quý độ cứng chỉ mang một ý nghĩa duy nhất là khả năng chống trầy xước.

Điều này có nghĩa là các viên đá có độ cứng cao hơn trên thang điểm Mohs có thể làm trầy xước các viên đá có độ cứng thấp hơn. Ngay cả những viên đá có độ cứng bằng nhau (hoặc chính loại đá đó) có thể làm xước lẫn nhau. Chính vì thế mà bạn không nên để những viên đá quý gần nhau, vì chúng có thể làm trầy xước và mất đi tính thẩm mỹ.

Cách xác định độ cứng của đá quý

Vậy làm thế nào mà người ta có thể xác định độ cứng của các loại đá? Cụ thể, cách xác định độ cứng của đá quý như sau:

Cách 1: Cọ sát bề mặt các viên đá

Đối với cách này, người ta thường chỉ sử dụng với các viên đá thô. Bạn không nên sử dụng cách này với các loại trang sức hoặc các viên đá đã qua khâu cắt gọt & đánh bóng. Với cách này, các thợ kim hoàn sẽ tiến hành cọ sát bề mặt các viên đá và sử dụng kính lúp để quan sát.

Cụ thể: đầu tiên người thợ cần chuẩn bị các loại đá quý hoặc các loại đồ vật tương ứng với từng thang điểm Mohs. Theo đó, móng tay người có độ cứng là 3.5Mohs, lưỡi dao là 5.5 Mohs, thủy tinh là 5.5, thanh thép có độ cứng là 6.5 và các loại đá tương ứng với những độ cứng cao hơn. Chỉ cần sử dụng lần lượt các đồ vật và đá quý có độ cứng từ thấp đến cao rạch lên viên đá cần xác định (với lực vừa phải) đến khi nào cuất hiện vết trầy xước. Lúc này ta có thể xác định được độ cứng của viên đá.

Cách 2 : Sử dụng bút thử độ cứng đá quý

Với cách này, bạn chỉ cần sử dụng bút thử độ cứng đá quý và tiến hành để đầu bút thẳng góc 90 độ với viên đá là có thể xác định được. Đây là cách thử chính xác và không gây ảnh hưởng đến viên đá.

>>BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN<<

Bảng độ cứng của 155 loại đá quý phổ biến

Dưới đây là bảng độ cứng của các viên đá quý phổ phiến từ thang 1-10 điểm, bảng độ cứng được tham khảo tại nguồn: https://www.ajsgem.com/articles/gemstone-hardness-definitive-guide.html

Lưu ý, dưới đây không phải là bảng đầy đủ tất cả các viên đá quý, tuy nhiên đây là các loại đá quý phổ biến và được dùng nhiều nhất trên thị trường. Cụ thể như sau:

Kim cương Kim cương 10
đá Ruby Ruby 9
Ruby sao 9
ruby xanh Sapphire 9
sapphire xanh sao Sapphire Sao 9
đá Alexandrite Alexandrite 8.5
đá Alexandrite mắt mèo Alexandrite Mắt mèo 8.5
đá chrysoberyl Chrysoberyl 8.5
chrysoberyl mắt mèo Chrysoberyl Mắt mèo 8.5
Đá vanadium chrysoberyl Vanadium Chrysoberyl 8.5
Hình ảnh đá taaffeite Taaffeite 8-8.5
Hình ảnh đá spinel Spinel 8
Hình ảnh đá topaz Topaz 8
Hình ảnh đá imperial topaz Imperial Topaz  8
Hình ảnh đá pezzotaite Pezzotaite 8
Hình ảnh Ngọc lục bảo - Emerald Emerald – Ngọc Lục Bảo 7.5-8
Hình ảnh đá quý Enstatite Enstatite 7.5-8
Hình ảnh đá quý Aquamarine Aquamarine 7.5-8
Hình ảnh đá quý Morganite Morganite 7.5-8
Hình ảnh đá quý Goshenite Beryl Goshenite Beryl 7.5-8
Hình ảnh đá quý Golden Beryl Golden Beryl 7.5-8
Hình ảnh đá Painite Painite 7.5-8
đá quý Phenakite Phenakite 7.5-8
Đá Red Beryl (Bixbite) Red Beryl (Bixbite) 7.5-8
Đá Andalusite Andalusite 7.5
Đá Euclase Euclase 7.5
đá Grandidierite Grandidierite 7.5
Đá Hambergite Hambergite 7.5
đá Dumortierite Dumortierite 7-8.5
Đá Almandine Garnet Almandine Garnet  7-7.5
Đá Danburite Danburite 7-7.5
Đá Iolite Iolite 7-7.5
Đá pyrope garne Pyrope Garnet 7-7.5
đá Spessartite Garnet Spessartite Garnet 7-7.5
đá Rhodolite Garnet Rhodolite Garnet 7-7.5
Color-Change Garnet Color-Change Garnet – Đá Garnet đổi màu 7-7.5
đá Chrome Tourmaline Chrome Tourmaline 7-7.5
Đá Malaia Garnet Malaia Garnet 7-7.5
đá Paraiba Tourmaline Paraiba Tourmaline 7-7.5
đá Rubellite Tourmaline Rubellite Tourmaline 7-7.5
đá Tourmaline Tourmaline 7-7.5
đá Uvarovite Garnet Uvarovite Garnet 7-7.5
đá Amethyst Amethyst 7
đá Aventurine Aventurine 7
đá Ametrine Ametrine 7
đá quý Citrine Citrine 7
đá Gem Silica Gem Silica 7
Hình ảnh đá quý Kornerupine Kornerupine 7
Hình ảnh đá quý Rock Crystal Rock Crystal 7
đá Quartz Hoa Hồng Quartz Hoa Hồng 7
Đá Quartz Khói Quartz Khói 7
Đá Jeremejevite Jeremejevite 6.5-7.5
đá quý Sillimanite Sillimanite 6.5-7.5
đá Zircon Zircon 6.5-7.5
Agate Agate 6.5-7
đá quý Axinite Axinite 6.5-7
đá quý Bloodstone Bloodstone 6.5-7
Carnelian Carnelian 6.5-7
đá quý Chalcedony Chalcedony 6.5-7
Chrome Chalcedony Chrome Chalcedony 6.5-7
Chrysoprase Chrysoprase 6.5-7
Đá Demantoid Garnet Demantoid Garnet 6.5-7
Diaspore Diaspore 6.5-7
đá Grossular Garnet Grossular Garnet 6.5-7
đá Hessonite Garnet Hessonite Garnet 6.5-7
Đá quý Hiddenite Hiddenite 6.5-7
Đá Jadeite Jade Jadeite Jade 6.5-7
đá quý Jasper Jasper 6.5-7
đá quý Mali Garnet Mali Garnet 6.5-7
Đá Kunzite Kunzite 6.5-7
đá Leuco Garnet Leuco Garnet 6.5-7
đá Onyx Onyx 6.5-7
đá Peridot Peridot 6.5-7
Đá Serendibite Serendibite 6.5-7
Đá quý Sinhalite Sinhalite 6.5-7
Đá Spodumene Spodumene 6.5-7
đá Tanzanite Tanzanite 6.5-7
Tsavorite Garnet Tsavorite Garnet 6.5-7
Idocrase (Vesuvianite) Idocrase (Vesuvianite) 6.5
đá Cassiterite Cassiterite 6-7
đá Epidote Epidote 6-7
Đá Maw-Sit-Sit Maw-Sit-Sit 6-7
Đá quý Unakite Unakite 6-7
đá quý Amazonite Amazonite 6-6.5
đá Andesine Andesine 6-6.5
đá quý Oligoclase Oligoclase 6-6.5
đá quý Benitoite Benitoite 6-6.5
đá quý Labradorite Labradorite 6-6.5
Đá Moonstone Moonstone 6-6.5
đá Nephrite Jade Nephrite Jade – Đá Ngọc Bích 6-6.5
đá quý Orthoclase Orthoclase 6-6.5
đá quý Petalite Petalite 6-6.5
đá quý Prehnite Prehnite 6-6.5
đá Scheelite Scheelite 6-6.5
đá quý Sugilite Sugilite 6-6.5
đá Sunstone Sunstone 6-6.5
đá quý Zoisite Zoisite 6-6.5
Hình ảnh đá Amblygonite Amblygonite 6
Đá quý Clinohumite Clinohumite 6
Hình ảnh đá quý Hematite Hematite 5.5-6.5
Mexican Fire Opal Mexican Fire Opal 5.5-6.5
Đá quý Opal Opal 5.5-6.5
Đá quý Rhodonite Rhodonite 5.5-6.5
Đá quý Actinolite Actinolite 5.5-6
đá quý Azurite Azurite 5.5-6
Đá quý Hackmanite Hackmanite 5.5-6
Hình ảnh đá quý Hauyne Hauyne 5.5-6
Đá quý Scapolite Scapolite 5.5-6
Hình ảnh đá Sodalite Sodalite 5.5-6
Hình ảnh đá quý Moldavite Moldavite 5.5
Hình ảnh Diopside Diopside 5-6
Hình ảnh đá quý Chrome Diopside Chrome Diopside 5-6
Hình ảnh Lapis Lazuli Lapis Lazuli 5-6
Hình ảnh Poudretteite Poudretteite 5-6
Hình ảnh đá quý Turquoise Turquoise 5-6
Hình ảnh đá quý Brazilianite Brazilianite 5.5
Đá quý Datolite Datolite 5-5.5
Đá quý Eudialyte Eudialyte 5-5.5
Đá quý Obsidian Obsidian 5-5.5
Đá quý Sphene (Titanite) Sphene (Titanite) 5-5.5
Hình ảnh đá Apatite Apatite 5
Apatite Mắt mèo Apatite Mắt mèo 5
hình ảnh đá Dioptase Dioptase 5
Đá quý Hemimorphite Hemimorphite 5
Đá quý Smithsonite Smithsonite 5
Đá quý Charoite Charoite 4.5-5
đá Gaspeite Gaspeite 4.5-5
Đá quý Larimar Larimar 4.5-5
Đá quý Kyanite Kyanite 4-7
Đá quý Bastnasite Bastnasite 4-5
Đá quý Carletonite Carletonite 4-4.5
Đá Ammolite (Korite) Ammolite (Korite) 4
đá quý Fluorite Fluorite 4
Đá quý Rhodochrosite Rhodochrosite 4
Hình ảnh đá Williamsite Williamsite 4
Đá quý Aragonite Aragonite 3.5-4
đá quý Azurite Azurite 3.5-4
Hình ảnh Cuprite Cuprite 3.5-4
đá quý Malachite Malachite 3.5-4
đá quý Sphalerite Sphalerite 3.5-4
Hình ảnh đá Coral Coral 3-4
hình ảnh đá Barite Barite 3-3.5
Đá Celestine Celestine 3-3.5
đá Cerussite Cerussite 3-3.5
đá Howlite Howlite 3-3.5
đá Calcite Calcite  3
đá Cobaltocalcite Cobaltocalcite 3
Ngọc Trai tự nhiên  2.5-4.5
đá Jet Jet 2.5-4
đá quý Lepidolite Lepidolite 2.5-3
đá quý Chrysocolla Chrysocolla 2-4
Amber - Đá Hổ Phách Amber – Đá Hổ Phách  2-2.5
đá quý Cinnabar Cinnabar 2-2.5
đá quý Ulexite Ulexite  2-2.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đá quý trong quá trình sử dụng

Đá quý và các loại trang sức đá quý tự nhiên tuy có độ bền cao, song vẫn có nhiều yếu tố bên ngoài có thể tác động đến chất lượng cũng như độ bền của viên đá. Dưới đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến đá quý mà bạn nên biết:

Hình ảnh đá quý bị nứt do không bảo quản đúng cách
Hình ảnh đá quý bị nứt do không bảo quản đúng cách

1. Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Các viên đá quý có thể bị nứt do thay đổi nhiệt độ đột ngột (sốc nhiệt), các vết nứt có thể tăng dần kích thước theo thời gian. Chính vì thế mà khi vệ sinh trang sức hoặc đá quý, bạn không nên sử dụng nước nóng/ấm để vệ sinh nhằm tránh việc nhiệt độ viên đá thay đổi một cách đột ngột.

2. Tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao và liên tục

Đa số các loại đá quý dễ ảnh hưởng bởi độ ẩm, khi tiếp xúc với độ ẩm liên tục và sau đó tiếp xúc nhiệt cao (như ánh nắng mặt trời) có thể khiến viên đá nứt. Ngoại trừ đá Opal vì môi trường có độ ẩm thấp có thể làm khô viên đá.

3. Tiếp xúc với các loại hóa chất, dầu ăn

Các loại hóa chất có trong dầu gội, sửa tắm, đặc biệt là các chất tẩy rửa sẽ làm màu sắc của đá quý mờ đi, đồng thời mài mòn bề mặt viên đá. Ngoài ra, chúng còn làm ảnh hưởng đến độ sáng của viên đá. Do đó mà khi làm việc nhà hay lúc tắm rửa, bạn không nên đeo các loại trang sức đá quý để tránh ảnh hưởng đến chúng.

Dầu ăn có thể ảnh hưởng đến độ bóng cũng như làm bẩn viên đá quý. Chính vì thế mà bạn không nên đeo trang sức khi nấu ăn.

Bảo quản không đúng cách

Bảo quản đá quý không đúng chất sẽ gây mất thẩm mỹ viên đá, thẩm chí còn ảnh hưởng đến các tính chất như bị làm nứt vỡ viên đá hay trầy xước bề mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản đá quý đúng cách, dưới đây là các cách bảo quản đó quý tại nhà:

Cách bảo quản đá quý và trang sức từ đá quý tại nhà

Để bảo quản đá quý và các trang sức đá quý tại nhà, bạn hãy lưu ý những điều sau:

1. Đặt riêng đá quý trong trong ngăn khi bảo quản

Mỗi loại đá quý có độ cứng khác nhau, do đó nếu đặt cạnh nhau có thể ảnh hưởng đến chất bề mặt cũng như làm trầy xước nhau. Trong trường hợp này, lý tưởng nhất là chỉ để mỗi viên đá một ngăn riêng biệt và phân theo độ cứng.

>>THAM KHẢO THÊM: ✅Đá Hổ Phách hợp mệnh gì? Tại đây!

2. Sử dụng túi vải mềm để đựng đá quý khi vận chuyển

Đặt các viên đá quý trong túi vải mềm rồi sau đó cho vào hộp trước khi vận chuyển, đặc biệt là khi đi du lịch. Điều này sẽ bảo vệ viên đá quý không bị trầy xước hay sức mẻ khi có va đập. Nếu bạn đem cùng lúc nhiều loại đá quý hoặc trang sức khác nhau, nên đặt riêng từng sản phẩm trong các túi vải riêng biệt.

3. Vệ sinh đá quý thường xuyên và đúng cách

Nên có thời gian định kỳ để vệ sinh đá quý của bạn 1 tháng 1 lần tại nhà và 1 năm 2 lần tại các nơi vệ sinh trang sức chuyên nghiệp.

Bạn có thể vệ sinh tại nhà bằng cách sử dụng kem đánh răng, với cách này chỉ cần chà kem đánh răng lên bề mặt đá sau đó dùng bàn chải đánh răng chải sạch mọi ngóc ngách rồi rửa sạch trang sức bằng nước sạch. Cuối cùng là lau khô bằng khăn mềm để trang sức khô tự nhiên.

Nên vệ sinh trang sức đá quý của bạn thường xuyên
Nên vệ sinh trang sức đá quý của bạn thường xuyên

>>XEM BÀI VIẾT LIÊN QUAN: ✅#5 Cách làm Sáng nhẫn Kim Cương tại nhà Đơn giản

Trên đây là bài viết “Bảng độ Cứng của Đá Quý 155 loại đá tự nhiên Phổ biến nhất”, hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn cần. Cảm ơn đã đọc bài viết của TJC, chúc bạn luôn may mắn và thật nhiều sức khỏe!

Lê Ngọc
Follow me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *